Việt Nam lọt top 20 nền kinh tế lớn |
Chuyên gia người Nga đã chỉ ra những tín hiệu khả quan để Việt Nam lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2050. Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers (PwC) vừa công bố báo cáo: “Tầm nhìn dài hạn: Trật tự kinh tế toàn cầu sẽ thay đổi ra sao đến năm 2050?”. Báo cáo này đưa ra dự báo về triển vọng tăng trưởng GDP của 32 nền kinh tế lớn nhất đang chiếm tổng cộng khoảng 85% GDP thế giới. Theo đó, tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ là lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam, từ thứ hạng 32 (595 tỷ USD) trong các nền kinh tế được xếp hạng năm 2016, sẽ vươn lên vị trí 29 (1.303 tỷ USD) vào năm 2030 và vị trí 20 (3.176 tỷ USD) vào năm 2050, theo dự báo của PwC. PwC tính toán năm 2050, GDP Việt Nam sẽ đứng thứ 22 thế giới với 3.430 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,3% — cũng thuộc top cao nhất thế giới. Thậm chí theo dự đoán của PwC, GDP tính theo PPP của Việt Nam khi đó sẽ cao hơn của Canada, Italy, Australia, Hà Lan, Argentina, Thái Lan... Chuyên gia người Nga đã chỉ ra những tín hiệu khả quan để Việt Nam lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm 2050. Nhiều triển vọng Tờ Sputnik dẫn lời Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đưa ra nhiều phân tích thú vị về những nguyên nhân khiến Việt Nam đạt được những kết quả ấn tượng như dự báo. Theo Giáo sư Mazyrin, Việt Nam là một ví dụ nổi bật về các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức sánh được với những chỉ số cao nhất thế giới thì Việt Nam sẽ vượt trước các nước láng giềng và sau đó vượt nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vị Giáo sư cho rằng, khác với nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới và khu vực, Việt Nam xây dựng hệ thống ngành kinh tế quốc dân hoàn chỉnh, bao gồm nhiều ngành nghề, từ luyện kim, khai thác than, dầu mỏ, máy vi tính, sản phẩn điện tử và linh kiện... “Việt Nam đã nhập khẩu kim loại và thép, mà hiện nay ngành luyện kim đã phát triển đến mức Việt Nam trở thành nước xuất khẩu ròng kim loại. Ở Việt Nam có 14 nhà máy ô tô của các tập đoàn hàng đầu thế giới, ngoài ra nên nhớ về những thành tựu của đất nước trong lĩnh vực khai thác than, dầu mỏ và các khoáng sản khác. Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam phát triển khối công nghiệp nhẹ. Và hiện nay trong số các mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam có máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện”, tờ Sputnik dẫ lời Giáo sư Mazyrin dẫn chứng. Một nguyên nhân khác được vị Giáo sư nhắc đến là tỷ lệ tăng dân số cũng như cơ cấu dân số trẻ và nguồn lao động giá rẻ của Việt Nam. Cùng với đó là những ưu đãi đầu tư trong pháp luật của Việt Nam cũng sẽ hứa hẹn tạo thêm những tiềm lực kinh tế. Lợi thế tạm thời Dù đánh giá Việt Nam có nhiều tiềm lực để cải thiện vị trí kinh tế tuy nhiên ông Mazyrin cho rằng tất cả những yếu tố này có tính chất tạm thời. Theo ông Mazyrin, dân số Việt Nam đang già hóa. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, nếu vào năm 2000 tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) là 7,5%, thì đến năm 2050 con số này sẽ tăng đến 23,5%. “Với sự gia tăng thu nhập và mức lương, lao động đang trở thành đắt hơn, kết quả là Việt Nam đang bước vào thời kỳ bẫy thu nhập trung bình khi đất nước đang mất sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư”, ông Mazyrin nhấn mạnh. Đặc biệt, theo vị Giáo sư, Việt Nam áp dụng nhiều biện pháp để thu hút vốn đầu tư tuy nhiên việc này cũng đối diện với nhiều hạn chế, cạm bẫy. Thứ nhất, đó là vấn đề nợ công của Việt Nam đang tăng cao do chúng ta chủ yếu dựa vào nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài. “Bây giờ nợ công ở mức 60% GDP, tức là lên mức độ nguy hiểm, và cùng với nợ nội địa có tỷ lệ nợ cao hơn GDP. Điều đó gây sự lo ngại của cả chính quyền Việt Nam và các nhà đầu tư”, Sputnik dẫn lời ông Mazyrin dự báo. Theo vị chuyên gia, giải pháp duy nhất để giải quyết khó khăn trên là chấm dứt tình trạng huy động vốn ngoại tệ, mà điều này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng. Yếu tố thứ hai, Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tập đoàn nước ngoài hoạt động bằng cách đánh thuế thấp và tối thiểu. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt trong ngân sách quốc gia và các ngân sách địa phương khi hện nay các địa phương cạnh tranh với nhau ai sẽ cung cấp nhiều ưu đãi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, còn các công ty nước ngoài thường xuyên phàn nàn về những mất mát và không nộp thuế. Những cơ hội mới Về tầm nhìn dài hạn giáo sư Mazyrin cho rằng Việt Nam sẽ có những lợi thế khác để duy trì và đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế. Trước hết, Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức liên kết với các cơ chế hợp tác sản xuất, các chuỗi giá trị mới. Ngoài ra, việc giảm các rào cản hải quan cũng sẽ giúp tạo ra những ngành công nghiệp mới định hướng xuất khẩu. Thêm vào đó, là sự tăng trưởng của thị trường nội địa trong khối các nước ASEAN là sự tăng trưởng của thị trường nội địa. Đặc biệt, một yếu tố quan trọng khác ông Mazyrin nhắc đến đó là sự ổn định chính trị và xã hội ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các thay đổi tích cực trong nước. Theo ông Mazyrin, đây là điều mà các chuyên gia phương Tây thường không nhắc đến khi đánh giá về nền kinh tế Việt Nam. Theo baodatviet.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|