Cách khắc phục sai lầm trong công việc |
Chúng ta ai cũng đều từng phạm sai lầm. Đó là một phần của cuộc sống. Có những sai lầm nhỏ bạn dễ dàng vượt qua. Nhưng có những thất bại lại khiến bạn đánh mất niềm tin vào tương lai và sự nghiệp của mình nếu không biết cách khắc phục kịp thời. Dưới đây, CareerLink.vn https://www.careerlink.vn/ sẽ chia sẻ một số lời khuyên hữu ích giúp bạn xử lý những sai lầm một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. Thừa nhận sai lầm của mình Ngay sau khi bạn phát hiện ra mọi việc đang đi lệch khỏi quỹ đạo, đừng cố gắng giấu giếm mà hãy ngay lập tức báo cáo với cấp trên của bạn. Tất nhiên vẫn có ngoại lệ là khi bạn mắc một lỗi không đáng kể, không ảnh hưởng đến ai khác hoặc bạn có thể sửa chữa trước khi có bất kì hậu quả nào. Còn nếu không, hãy dũng cảm thừa nhận sai lầm của mình. Bạn không muốn bị một ai khác phát hiện và tố cáo trước khi bạn kịp trình bày, đúng không nào? Việc nhận lỗi kịp thời, đúng lúc cho thấy bạn là người có tinh thần trách nhiệm và theo sát công việc được cấp trên giao phó. Giữ phong thái bình tĩnh, chuyên nghiệp Hãy nhớ rằng tất cả mọi người đang theo dõi cách bạn khắc phục sai lầm của mình. Họ có thể không quan tâm việc bạn đã mắc lỗi gì mà điều quan trọng là cách bạn giải quyết mọi tình huống sau đó như thế nào? Bạn có làm rối loạn mọi việc, xử lý công việc theo cảm tính hay quát tháo đồng nghiệp vì bực bội, áp lực hay không? Cách cư xử, phong thái của bạn khi gặp khó khăn là cơ hội để cho cấp trên và đồng nghiệp thấy những gì bạn đang làm. Việc xử lý sai lầm một cách chuyên nghiệp với sự bình tĩnh, trôi chảy có thể biến đống lộn xộn này thành điểm cộng trong mắt mọi người xung quanh. Lên kế hoạch để khắc phục Khi báo cáo sếp về sai lầm của mình, bạn cần chuẩn bị một vài phương án để cải thiện, khắc phục lỗi lầm đó. Bạn nên bàn bạc một cách nghiêm túc và xin ý kiến cấp trên, đồng nghiệp. Đừng giữ khư khư quan điểm của mình mà hãy biết cách lắng nghe và tập trung phân tích để đưa ra phương án thích hợp nhất nhằm giảm thiếu tối đa rủi ro do sai lầm gây ra. Một bản kế hoạch chi tiết với phương án khả thi cùng các chi phí, tài liệu liên quan là điều có thể gây dựng lại niềm tin cho cấp trên ngay cả trong giai đoạn khó khăn này. Không đổ lỗi cho bất cứ ai khác Tác giả Richard L. Evans đã từng nói chúng ta chỉ có thể trưởng thành khi biết chịu trách nhiệm với hành động của bản thân. Bạn hãy nhớ, đừng bao giờ đổ lỗi cho bất kì ai về sự thất bại hay sai lầm của mình. Việc chăm chăm đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh hay những nguyên nhân khách quan chẳng thể khiến mọi người có cái nhìn tốt về bạn. Bạn cũng sẽ không học hỏi, tích lũy được kinh nghiệm gì sau thất bại cả, hãy dũng cảm đối mặt với sai lầm của mình và coi đó là bài học vô giá giúp bạn trưởng thành và vững vàng hơn trên con đường sự nghiệp sau này. Đừng quá khắt khe với bản thân Ngạn ngữ có câu “Thất bại là mẹ thành công” và con người chúng ta không ai là hoàn hảo cả. Bạn nên nhớ rằng có một sự khác biệt lớn giữa thừa nhận sai lầm của mình với bị đánh bại vì điều đó. Chịu trách nhiệm không có nghĩa là bạn tự giày vò, trách móc bản thân và bị ám ảnh bởi thất bại trong quá khứ. Điều tốt nhất bạn có thể làm là thừa nhận sai lầm của mình, xin lỗi và khắc phục để không bao giờ mắc phải sai lầm tương tự một lần nữa. Điều này sẽ giúp bạn trưởng thành và chuyên nghiệp hơn trong công việc. Rút ra bài học cho bản thân William Arthur Ward, nhà giáo dục học của Mỹ cho rằng thất bại chính là người thầy giúp bạn vươn đến những tầm cao và thành tựu mới bởi từ đó bạn có thể có được những trải nghiệm quý giá. Bạn thấy đó, sai lầm hay thất bại không có gì là đáng xấu hổ, điều đáng xấu hổ là bạn từ bỏ cơ hội được học hỏi, trau dồi bản thân sau mỗi lần vấp ngã. Hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân để tránh mắc phải những sai lầm tương tự sau này. Điểm khác biệt lớn nhất giữa người thành công với người thất bại là cách họ đối mặt với sai lầm của chính mình. Phương Thảo *Nội dung được Trường Sơn Media thực hiện theo GPKD Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|