top-banner-2

Thứ năm, 10/07/2014, 09:01 GMT+7

Chiêu quảng cáo thông minh gắn âm nhạc & bóng đá

Các công ty quảng cáo muốn tận dụng lượng khán giả khổng lồ của FIFA World Cup để quảng bá các sản phẩm và thương hiệu, do đây là sự kiện thể thao được ưa chuộng nhất hành tinh. Thế nhưng, cũng có nhiều vấn đề được đặt ra.

sao365-shakira La la la

Sakira trong ca khúc "La la la" 

Thứ nhất, một trận bóng đá với hai hiệp 45 phút chơi gần như một mạch, không có nhiều quãng thời gian tạm nghỉ dành cho thương mại. Thêm vào đó, bóng đá là một sự kiện toàn cầu, nên rất khó để làm một video quảng cáo trên truyền hình có thể được chuyển tải qua các nền văn hóa các nhau.

Vậy các hãng quảng cáo và các nhà tài trợ chính thức, những người muốn kiếm lời trên sự kiện này, phải làm sao đây? Họ đã quyết định dùng âm nhạc để thu hút sự chú ý của thế giới.

Nhãn hàng sữa chua Activia của hãng Danone đã phối hợp với nữ ca sỹ Shakira để "hô biến" bài hát "Waka Waka" (This time for Africa) về châu Phi nổi tiếng trong mùa World Cup 2010 thành một video clip "La La La" tập trung vào Brazil. Trong khi đó, hãng Coca-Cola đã giới thiệu bài hát tiếng Anh "The World is Ours" và tạo ra 32 phiên bản bằng các thứ tiếng khác, mỗi bản do một nghệ sỹ địa phương trình bày bằng tiếng mẹ đẻ của họ.

Còn hãng linh kiện điện tử Beats by Dre thì trình làng một video clip dài 5 phút mang tên "The Game Before the Game", trong đó các ngôi sao bóng đá như Neymar Jr. đang cùng nhiều người khác vừa chuẩn bị cho sự kiện World Cup vừa nghe "Jungle" do Jamie N Commons & The X Ambassadors trình bày.

Theo số liệu của FIFA, trong mùa World Cup cách đây 4 năm, 3,2 tỷ người đã theo dõi các trận đấu, trong đó 909,6 triệu người xem trận chung kết. Con số này không hề nhỏ nếu so sánh với 111,5 triệu người theo dõi giải Super Bowl năm nay - sự kiện mà các công ty quảng cáo phải bỏ ra khối tiền cho mỗi shot quảng cáo dài 30 giây.

Ông Allen Adamson, giám đốc điều hành tập đoàn Landor Associates - công ty hàng đầu thế giới về tư vấn chiến lược thương hiệu và thiết kế thương hiệu - cho biết: "Thể thao là một chất keo kết dính hiệu quả, và rất ít sự kiện thể thao có tính toàn cầu như World Cup." Theo ông, âm nhạc có thể chuyển tải thông điệp qua mọi văn hóa và ngôn ngữ, vì vậy, đây là một biện pháp hữu hiệu kết nối mọi người, đặc biệt là đối với lượng khán giả đông đảo như các fan của World Cup.

Ca khúc "We Are One" (Ole Ola) của FIFA đã bị các fan hâm mộ, đặc biệt là fan người Brazil, chỉ trích vì không thể hiện rõ các nốt nhạc mang đặc trưng văn hóa của Brazil - nước chủ nhà World Cup năm nay. Họ cho rằng nên để các ca sỹ người Brazil biểu diễn ca khúc này chứ không phải rapper Pitbull người Mỹ gốc Cuba và ca sỹ Jennifer Lopez người Puerto Rico - cho dù ca sỹ nổi tiếng của Brazil là Claudia Leitte cũng góp giọng trong bài hát này.

Một lý do nữa để người Brazil không ưa "We Are One" (Ole Ola) là vì lời bài hát chủ yếu bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha thay vì bằng tiếng Bồ Đào Nha - ngôn ngữ chính và duy nhất ở Brazil. Nhận thức được điều này, các chuyên gia về thị trường đã vào cuộc và tạo được hiệu quả lớn.

Video "La La La" của Shakira, đã nhận được 95 triệu lượt xem trên YouTube chỉ trong 3 tuần đầu ra mắt, trong khi bài hát chính thức của FIFA World Cup chỉ nhận được 75 triệu lượt xem trong 5 tuần đầu. Ông Santiago Mier Albert, Tổng Giám đốc điều hành nhãn hàng Activia và Phó Giám đốc marketing của hãng sữa Danone cho biết: "Khi nghe 'La La La,' chúng tôi ngay lập tức biết khách hàng sẽ nhảy múa cùng điệu nhạc sôi động của bài hát này".

Ca khúc "La la la" cũng nằm trong tốp 10 bài hát ưa thích nhất tại 40 quốc gia trên thế giới. Đây là một bước tiến lớn của hãng Coca-Cola kể từ năm 2010, khi bài hát "Wavin' Flag" được chuyển ngữ sang 24 thứ tiếng và nằm trong các bảng xếp hạng ở 17 quốc gia. Ông Joe Belliotti, Giám đốc marketing toàn cầu của Coca-Cola cho biết: "World Cup là sự kiện mang tính toàn cầu. Âm nhạc cũng mang tính toàn cầu. Và có thể thấy rằng giai điệu đơn giản và ý tưởng ca từ đơn giản sẽ dễ dàng được dịch sang các thứ tiếng khác nhau và kết nối mọi người trên toàn thế giới. Đây là mục đích mà chúng tôi hướng tới".

Video clip quảng cáo mang tên "The Game Before the Game" của hãng linh kiện điện tử Beats by Dre - vốn không phải là một nhà tài trợ chính thức cho World Cup 2014 - cũng đã nhận được gần 8 triệu lượt xem chỉ sau 4 ngày phát trên YouTube. Clip quảng cáo dài 5 phút với những cảnh phim đầy màu sắc điện ảnh nói về việc các vận động viên đều đã sẵn sàng cho World Cup. Ngôi sao bóng đá Brazil Neymar Jr. nhận một cuộc điện thoại rất xúc động từ cha mình, còn tay vợt người Mỹ Serena Williams thì cắt sửa móng tay... và họ đều đang thư giãn với tai nghe của Beats trước giờ thi đấu.

Barbara Lippert, một chuyên gia bình luận kỳ cựu của Mediapost.com, nhận định đây là một cơ hội "ngon ăn" với Beats by Dre, hãng này gần đây đã được Apple mua lại với giá 3 tỷ USD, để lần đầu tiên bước lên vũ đài quốc tế. Cô nói: "Beats là một công ty về âm nhạc, họ thực sự biết làm các video âm nhạc, đó là một một chiến lược thông minh và đẹp mắt".

logoSao365Sao365.com.vn (TH)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Chiêu quảng cáo thông minh gắn âm nhạc & bóng đá

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn