top-banner-2

Thứ tư, 07/08/2024, 14:23 GMT+7

Xe điện Toyota sẽ 'rẻ' như ô tô Trung Quốc?

Trước cảnh xe điện Trung Quốc đầy ưu điểm như giá rẻ và nhiều công nghệ, Toyota đang xây dựng một nhà máy pin xe điện mới tại 'đảo silicon' Nhật Bản, nhằm giảm chi phí và củng cố vị thế thị trường.

xe-dien-toyota-se-re-nhu-o-to-trung-quoc

CEO Toyota Koji Sato giới thiệu mẫu xe điện FT-Se tại triển lãm ô tô Nhật Bản ở Tokyo năm 2023. Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang thách thức thị trường bằng các sản phẩm giá rẻ và nhiều tính năng, buộc các hãng xe lớn phải xem xét lại chiến lược của mình, trong đó có Toyota - Ảnh: Yomiuri Shimbun

Các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc cạnh tranh bằng sản phẩm giá rẻ kết hợp nhiều trang bị có thể nhìn thấy được (chẳng hạn màn hình giải trí, khác với những thứ không định hình như cảm giác lái). Điều này đang ảnh hưởng đến cục diện thị trường ô tô thế giới và buộc các nhà sản xuất xe lâu đời phải suy nghĩ lại.

Trước sự hiện diện ngày càng lớn của xe điện Trung Quốc, các nhà sản xuất xe - cụ thể là Toyota - đang đánh giá lại chiến lược xe điện của mình và tìm cách đối phó với làn sóng này. Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã công bố một chiến lược sản xuất xe điện hoàn toàn mới, hứa hẹn sẽ tiết kiệm nhiều thời gian và tiền bạc.

Chiến lược của Toyota

Để đối phó với sự mở rộng mạnh mẽ của các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc, Toyota đang tăng cường nỗ lực để bảo đảm vị thế thống trị của mình trên thị trường.

Dù hiện tại chỉ có một mẫu xe thuần điện duy nhất được bán tại Mỹ là bZ4x, theo Nikkei Asia, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản có kế hoạch xây dựng một nhà máy pin xe điện mới trên hòn đảo Kyushu của Nhật Bản. Nơi đây vốn được mệnh danh là "đảo silicon", do tập trung nhiều cơ sở công nghệ và bán dẫn.

Việc xây dựng nhà máy ở "đảo silicon" được xem là động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng xe điện của Toyota cũng như vị thế của họ trước các đối thủ như BYD - Ảnh: Nikkei Asia

Việc xây dựng nhà máy ở "đảo silicon" được xem là động thái chiến lược nhằm củng cố chuỗi cung ứng xe điện của Toyota cũng như vị thế của họ trước các đối thủ như BYD - Ảnh: Nikkei Asia

Việc xây dựng nhà máy pin xe điện tại Kyushu sẽ giúp giảm chi phí. Bằng cách đặt cơ sở sản xuất pin gần nhà máy lắp ráp ô tô, Toyota sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển đắt đỏ và những thách thức về hậu cần liên quan đến việc vận chuyển pin lớn và nặng từ các địa điểm xa.

Vị trí gần hơn có nghĩa là pin có thể được chuyển trực tiếp đến dây chuyền lắp ráp mà không cần vận chuyển đường dài, giúp giảm cả thời gian và chi phí di chuyển các thành phần quan trọng này.

Việc có nhà máy pin tại Kyushu giúp Toyota tối ưu hóa chuỗi cung ứng, giảm bớt các trì hoãn sản xuất và dẫn đến sự phối hợp tốt hơn giữa sản xuất pin và lắp ráp xe. Đồng thời, hãng cũng được hưởng lợi từ các khoản trợ cấp của chính phủ, giảm thêm chi phí tổng thể.

Lexus nói riêng được hưởng lợi như thế nào từ chiến lược mới của Toyota?

Lexus, thương hiệu xe sang của Toyota, sẽ hưởng lợi đáng kể từ nhà máy pin mới tại Kyushu. Nhà máy sẽ cung cấp trực tiếp pin cho cơ sở lắp ráp của Lexus gần đó, đồng nghĩa với việc tất cả các mẫu xe điện cao cấp sắp tới cũng sẽ được sản xuất hiệu quả hơn.

Kết nối này giúp đảm bảo các pin, "trái tim" của xe điện, được giao đúng hạn và chính xác, giữ cho các xe của Lexus được sản xuất theo đúng lịch trình và giảm thiểu bất kỳ sự cố sản xuất nào.

Khoản đầu tư của Toyota sẽ biến hòn đảo Kyushu thành điểm trung tâm trong chuỗi cung ứng xe điện của nhà sản xuất hàng đầu thế giới, cũng như là cơ sở xuất khẩu của hãng này sang toàn bộ châu Á. Nhà máy lắp ráp Lexus chỉ cách nơi này khoảng 40km - Ảnh: Lexus

Khoản đầu tư của Toyota sẽ biến hòn đảo Kyushu thành điểm trung tâm trong chuỗi cung ứng xe điện của nhà sản xuất hàng đầu thế giới, cũng như là cơ sở xuất khẩu của hãng này sang toàn bộ châu Á. Nhà máy lắp ráp Lexus chỉ cách nơi này khoảng 40km - Ảnh: Lexus

Tương tự các xe mang logo Toyota, Lexus cũng có thể tận dụng mạng lưới nhà cung cấp trong khu vực, bao gồm cả các nhà cung cấp chuyên môn cho các thiết bị bán dẫn và cảm biến hình ảnh. Điều này giúp phát triển các tính năng công nghệ cao như hệ thống hỗ trợ lái xe hàng đầu có thể không xuất hiện trên xe Toyota, nhưng có trên xe Lexus.

Chi phí sản xuất giảm và chuỗi cung ứng cải tiến cũng có thể dẫn đến việc giảm giá cho các mẫu xe sang của Lexus. Hoặc đầu tư vào việc nâng cao chất lượng và tính năng sang trọng của xe, giúp thương hiệu nổi bật trên thị trường xe điện cao cấp.

Tham vọng xe điện của Toyota

Mặc dù nhìn có vẻ "đi sau" về mảng xe thuần điện, Toyota đã đặt ra kế hoạch tham vọng không thua kém các hãng khác. Theo đó, đến năm 2030, hãng đặt mục tiêu bán 3,5 triệu xe điện mỗi năm trên toàn thế giới. Điều này càng đáng chú ý khi hãng chỉ bán được 104.000 chiếc trong năm 2023.

Các thông tin chi tiết, bao gồm cả lịch trình xây dựng nhà máy mới sẽ sớm được thông báo. Nhưng có một điều mà nhiều người đã biết từ trước: Toyota đặt mục tiêu bán 3,5 triệu xe điện mỗi năm trên toàn thế giới vào năm 2030 và xem Lexus là yếu tố quan trọng trong chiến lược của mình - Ảnh: Lexus

Các thông tin chi tiết, bao gồm cả lịch trình xây dựng nhà máy mới sẽ sớm được thông báo. Nhưng có một điều mà nhiều người đã biết từ trước: Toyota đặt mục tiêu bán 3,5 triệu xe điện mỗi năm trên toàn thế giới vào năm 2030 và xem Lexus là yếu tố quan trọng trong chiến lược của mình - Ảnh: Lexus

Kế hoạch này bao gồm việc đầu tư số tiền khổng lồ 5.000 tỉ yen (tương đương khoảng 32 tỉ USD) vào công nghệ và cơ sở hạ tầng xe điện. Một phần quan trọng của khoản đầu tư này đương nhiên sẽ dành cho nhà máy mới tại "đảo silicon".

Toyota cũng đặt mục tiêu cung cấp các tùy chọn điện hóa cho toàn bộ dòng sản phẩm của mình vào năm tới, bao gồm cả xe hybrid và xe hoàn toàn điện. Với thị trường Mỹ, Toyota đặt mục tiêu 70% doanh số bán xe mới ở đây sẽ là xe điện hóa vào năm 2025.

Không dừng lại ở đó, song song với các mục tiêu điện hóa, Toyota cũng đặt mục tiêu giảm khí thải và hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn. Đó là một hệ thống tái chế pin khép kín vào năm 2030, tập trung vào việc thu gom, tái chế và tái sản xuất pin xe điện, từ đó giảm thiểu chất thải và giảm nhu cầu về nguyên liệu thô mới. Cùng với đó là việc phát triển các hệ thống động cơ đốt trong "sạch" như pin nhiên liệu hydro.

Theo Reuters và Nikkei Asia, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đang tận dụng lợi thế chi phí đáng kể để tạo nên những đợt sóng hỗn loạn trên thị trường. Các công ty như BYD, Chery và Great Wall Motor đang lên kế hoạch phát hành khoảng 20 mẫu xe trong vòng 5 năm tới.

Được hỗ trợ từ các khoản trợ cấp của chính phủ và sự thống trị của Trung Quốc trong việc tinh luyện khoáng sản pin, các công ty này đã gây ra cuộc chiến giá bằng cách cung cấp xe điện với mức giá cực kỳ thấp, đôi khi chỉ từ 10.000 - 30.000 USD (250 - 750 triệu đồng).

(nguồn: tuoitre.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Xe điện Toyota sẽ 'rẻ' như ô tô Trung Quốc?

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn