top-banner-2

Thứ ba, 13/12/2016, 14:03 GMT+7

Doanh nghiệp vàng 'cầu cứu' lên Quốc hội

Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam vừa có văn bản gửi Chủ tịch Quốc hội kiến nghị sửa đổi ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh vàng không rơi vào cảnh khó khăn, phải đóng cửa…

Việc Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) phải gửi văn bản “kêu cứu” đến Chủ tịch Quốc hội, xuất phát từ ngày 22-11-2016, Quốc hội thông qua danh mục 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trong đó “Kinh doanh vàng” là một trong số 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Theo VGTA, trước đó Chính phủ đã xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư, kinh doanh để trình Quốc hội thông qua, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngay khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có công văn đề nghị các hiệp hội góp ý về các Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, VGTA đã gửi văn bản đóng góp ý kiến và đề nghị VCCI tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ và Thường vụ Quốc hội.

Nhưng sau đó VGTA cho biết chưa nhận được bất kỳ văn bản đề nghị góp ý nào từ các cơ quan chức năng có liên quan đối với Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, kể cả trang web của các bộ, ngành có liên quan cũng không đăng tải dự thảo danh mục này.

“Chỉ đến khi Quốc hội thông qua danh mục 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, trong đó “kinh doanh vàng” là một trong số 243 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, hiệp hội mới biết” - ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch VGTA cho biết.


Theo VGTA, việc đưa thêm kinh doanh vàng là ngành nghề có điều kiện sẽ càng khiến các doanh nghiệp vàng gặp khó khăn hơn

Theo VGTA, việc đưa thêm "kinh doanh vàng" là ngành nghề có điều kiện sẽ càng khiến các doanh nghiệp vàng gặp khó khăn hơn

Theo VGTA, trước đây chỉ với 3 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư 2014 gồm kinh doanh mua, bán vàng miếng; sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và những quy định chưa hợp lý của Nghị định 24/NĐ-CP đã cản trở sự phát triển của ngành vàng nói chung. Hàng ngàn doanh nghiệp kinh doanh vàng phải đóng cửa, ngừng hoạt động, gây thất thu cho ngân sách Nhà nước…

Nay, Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sửa đổi quy định thêm nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh vàng có điều kiện khác. Trong khi “kinh doanh vàng” là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sẽ bao trùm tất cả các hoạt động sản xuất; gia công; kinh doanh mua bán; xuất, nhập khẩu; và các dịch vụ liên quan đến vàng miếng, vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng nguyên liệu… lại càng khiến cho ngành vàng và các doanh nghiệp kinh doanh vàng nói riêng sẽ khó khăn hơn.

Quy định mới của Luật đầu tư sửa đổi đối với ngành vàng đã siết chặt hơn rất nhiều so với Luật đầu tư 2014, chứ không nới lỏng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo tinh thần Đề án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư, kinh doanh của Chính phủ.

“Đặc biệt, quy định mới này sẽ tạo ra rất nhiều giấy phép con không cần thiết, gây tốn kém rất nhiều về thời gian, chi phí và cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng khi làm các thủ tục hành chính” – ông Long phân tích.

Theo VGTA, trên thực tế, vàng trang sức, mỹ nghệ là hàng hóa thông thường; việc sản xuất, kinh doanh loại hàng hóa này không ảnh hưởng tới việc điều hành chính sách tiền tệ, tỉ giá của nhà nước. Do đó, không nên vì mục tiêu quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ mà đưa hàng hóa này vào danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, bởi sẽ tạo ra cơ chế xin cho không cần thiết, gây nhũng nhiễu doanh nghiệp.

Ngay hoạt động nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ, theo VGTA cũng là hoạt động bình thường như nhập khẩu nguyên liệu của tất cả các hàng hóa thông thường khác. Nếu hoạt động này thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ gây ra tình trạng thiếu vàng nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, buộc các doanh nghiệp phải mua hàng trôi nổi trên thị trường, có nguy cơ làm nghiêm trọng hơn tình trạng buôn lậu vàng, gây khó khăn cho công tác điều hành chính sách tiền tệ, quản lý thị trường và gây thất thu cho ngân sách.

Do đó, VGTA đã kiến nghị Chủ tịch Quốc hội cho nghiên cứu, xem xét sửa đổi mục 242 (kinh doanh vàng) trong Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư đã được Quốc hội thông qua ngày 22-11-2016.

Theo nld.com.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Doanh nghiệp vàng 'cầu cứu' lên Quốc hội

 

hoa-moc-thien-2

miss-charm-2023

metro-sai-gon

dai-lam-moc

hoa-moc-thien

bia-kndn